Đến lưu vực giữa hai sông Rạch Cát và Sòai Rạp đầy khắc nghiệt và thử thách, nhung với truyền thống yêu nước, sự cần cù, sảng tạo, thông minh, mang trong mình một hành trang tinh thần bẩt khuất, vượt chông gai vì niềm tin ở vùng đất mới, các thế hệ tiền nhân ở Phước Vĩnh Tây qua gần ba thế kỷ gian khổ và hào hùng đã viết nên những trang sử vẻ vang, góp phần cung cấp những sinh lực mới về mặt chí khí và phong tục tập quán, tạo nên những nét truyền thống độc đáo, phong phú về lịch sử - văn hóa cho vùng đất này.
Kế thừa và phát huy từ bề dày truyền thống văn hóa của dân tộc, các thế hệ người nơi đây trải qua hơn hai thế kỷ khai phá và xây dựng, đã sáng tạo và để lại những giá trị văn hóa vô cùng quý báu, phản ánh một cách sinh động quá trình chinh phục thiên nhiên, xây dựng và phát triên đời sông vật chât, tinh than.
Những di tích tôn giáo - tín ngưỡng nông nghiệp truyên thông, địa danh lịch sử như Đình Tân Phước, Miếu Tiên sư (ấp 1), Đình Chánh Thôn, Miếu Bà Ngũ Hành (ấp 2), Chợ Núi, Chùa Núi... chính là hình ảnh đọng lại của lịch sử trên chặng đường khai hoang mơ đất, lập làng, tạo dựng cuộc sống mới của các thê hệ cha ông trên đất Phước Vĩnh Tây ngày nay. Trong quá trình ấy, tiếp xúc và từng bưởc tiếp cận với cac qui luật thiên nhiên trong một tông thê hệ sinh thái tự nhiên, từ địa hình đến thổ nhưỡng, động thực vật, từ khí hậu đen sông ngòi, thủy văn..., trôn cơ sở kỹ thuật truyên thông và kinh nehiệm tích lũy qua thực tiễn và giao lưu văn hóa, cac the hệ cư dân nơi đây đà tạo ra các phương thức thích ứng và hiệu quả trong việc khai thác nguồn lợi tự nhiên và hoạt động sản xuât tren vùng đât đặc thù này mà nông cụ và ngư cụ là biêu hiện vật chât cụ thê.
Bên cạnh những di sản vật chất, di sản văn hóa tinh thần cũng phong phú và đa dạng. Trong hành trang của những lớp lưu dân ngưòi Việt đến đây trong những ngày đâu khai phá, bên cạnh những phương tiện sinh hoạt và công cụ sản xuất còn có cả một vốn liếng tinh thần được hun đúc qua bao thế hệ ở vùng đất cũ. Đó là phong tục, tập quán, nếp ăn nếp ở, vôn văn hóa văn nghệ dân gian, những kinh nghiệm đối phó với thiên nhiên, giao tiếp với đồng loại, qua tác động cùa thiên nhiên và xã hội, trong điều kiện cụ thể trên vùng đất mới, cái cũ lần hồi được cải biến, hình thành những nét mới, qua thời gian hình thành cái riêng trên cái nền chung của vãn hóa dân tộc. Đó là tín ngưỡng tinh thần với đạo thờ ông bà tổ tiên là chủ đạo; là phong tục tập quán với những qui định về nếp sống gia đình và xã hội, phong tục găn liên với cuộc đời con người như hôn nhân, tang lê, cũng như những lễ thức mang tính tập tục cổ truyền (như Tết Nguyên Đán, Mồng 5 tháng 5, Rằm tháng Bảy, Trung Thu...) va những lé thức mang tính tín ngưỡng dân gian của văn minh nông nghiệp như cúng đình, cúng miễu, lễ cầu mưa, tống phong, tống ôn...; văn học dân gian với những thể loại như dân ca (hò cấy, ho chèo ghe, hò giã gạo, hò xay lúa...), múa (bóng rỗi), trò diễn... Tất cả đều phản ánh tình yêu quê hương đất nước, tình cam lứa đôi, cách ứng xử với thiên nhiên và con người..., góp phần hình thành nên nét văn hóa của vùng đất phương Nam trong may thế kỷ qua trên lưu vực các con sông Rạch Cát, Soài Rạp.
Và cũng trong quá trình chinh phục thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống, những đức tính truyền thống như cần cù, chịu khó, kiên cường, bất khuất... của các thế hệ người Phước Vĩnh Tây ngày càng được bồi đắp, đồng thời nảy nở những đức tính tốt đẹp như đoàn kêt, tương thân, tương ái, trọng nghĩa khinh tài, quả cảm, dám nói, dám làm, chia ngọt xẻ bùi, đồng cam cộng khổ... Những giá trị ấy được các thế hệ người Phước Vĩnh Tây hun đúc, giữ gìn và nâng niu.
Đặc thù về tự nhiên và sinh thái đã hình thành nơi đây bên cạnh nghề nông truyền thống là nghề đánh bắt thủy sản, sản vật thiên nhiên với nhiều hình thức đánh bắt phong phú và đa dạng ở vùng nước lợ, nước mặn gần biển. Điều kiện môi trường, sinh thái tự nhiên cũng đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơi đây với những nét đặc thù từ sinh hoạt khai thác thủy sản, hoạt động canh tác, tổ chức không gian cuộc sống cho đến văn hóa ẩm thực... đầy tính hào phóng và cộng đồng.
Những truyền thống quý báu được hun đúc từ hàng trăm năm trong lao động, khai hoang mở cõi ấy đã được nhân dân Phước Vĩnh Tây tiếp tục phát huy mạnh mẽ vào nhiệm vụ bảo vệ quê hương khi có kẻ thù xâm lược./.